Giãn mao mạch khác giãn tĩnh mạch như thế nào? Mặc dù có một số điểm giống nhau nhưng thực chất hai tình trạng này rất khác nhau. Việc phân biệt rõ hai tình trạng này để biết được phương pháp điều trị đúng cách như thế nào. Bác sĩ da liễu Thẩm Mỹ Hoàng Tuấn mời quý khách hàng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Giãn mao mạch là gì?
Giãn mao mạch được sử dụng để mô tả các mạch máu nằm ngay dưới bề mặt của lớp biểu bì da hoặc ở bề mặt. Chúng xuất hiện dưới dạng các đường mao mạch nhỏ màu đỏ sẫm hoặc màu đỏ tươi, đôi khi có thể xuất hiện ở vùng mũi. Các mao mạch giãn nở có thể ở dạng lượn sóng, dạng thẳng hoặc là hình tròn.
Đa số, giãn mao mạch không gây nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể khắc phục được. Nếu tình trạng giãn mạch máu ở mức độ nhẹ sẽ khiến người mắc phải ngại tiếp xúc với đám đông, ngược lại trường hợp giãn mao mạch ở mức động nặng có thể gây tắc tĩnh mạch, viêm mao mạch, … thậm chí có thể vỡ mao mạch.
Giãn mao mạch
>> XEM THÊM: Phương pháp điều trị giãn mao mạch
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra và nổi lên gần bề mặt da, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra một số triệu chứng khó chịu như phù chân, tê. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt ở những người làm nghề đặc thù như nhân viên phục vụ, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật,…
Giãn tĩnh mạch
Giãn mao mạch khác giãn tĩnh mạch như thế nào?
Có 3 cách để phân biệt giãn mao mạch khác giãn tĩnh mạch, cụ thể như sau:
1. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Giãn mao mạch
-
Do mang thai: Mẹ bầu dễ bị tăng cân nhanh, dẫn đến tình trạng các mao mạch bị chèn ép và giãn rộng.
-
Do di truyền: Đa số các đối tượng giãn mao mạch trên da có người thân trong gia đình có tiền sử giãn mao mạch.
-
Do tiếp xúc với tia UV và ánh nắng mặt trời
-
Do tiếp xúc với hóa chất: Việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại có thể khiến da dần mỏng hơn, mạch máu dưới da cũng có thể bị giãn rộng.
Giãn tĩnh mạch
-
Giới tính: Thay đổi nội tiết tố nữ khiến thành mạch của tĩnh mạch căng ra. Chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, bà bầu hoặc đang dùng thuốc tránh thai có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn do thay đổi lượng hormone.
-
Cân nặng: Tình trạng thừa cân và béo phì gây áp lực lên các mạch máu.
-
Lối sống: Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài làm giảm tuần hoàn. Hoặc do mặc quần áo chất, áo quá bó, quần có cạp chun hoặc mặc căng tức làm giảm lưu lượng máu.
-
Sử dụng thuốc lá: Nhiều trường hợp người hút thuốc lá có khả năng mắc phải căn bệnh này.
2. Dựa trên kết quả
Giãn mao mạch không gây nguy hiểm và biến chứng cho sức khỏe, nhưng gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Đối với giãn tĩnh mạch, được các chuyên gia đánh giá có mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần so với giãn mao mạch.
Hơn nữa, khi giãn tĩnh mạch khi phát triển đến giai đoạn nặng hơn có thể gây sưng tấy vùng giãn tĩnh mạch, đau nhức liên miên, lở loét dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng, gây máu ứ đọng tạo các huyết khối tĩnh mạch gây tắc động mạch dẫn đến tử vong.
Bảng so sánh sự giãn mao mạch khác giãn tĩnh mạch giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hai tình trạng này:
Tính chất | Giãn mao mạch | Giãn tĩnh mạch |
Mạch máu bị ảnh hưởng | Mao mạch | Tĩnh mạch |
Vị trí | Vùng mặt, mũi, và chân | Chân |
Màu sắc | Màu đỏ hoặc màu tím | Màu xanh hoặc tím |
Nguyên nhân |
|
|
Triệu chứng | Không gây đau đớn | Gây đau, ngứa, và phù chân, nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác |
Điều trị | Nếu không mất thẩm mỹ không cần điều trị. | Cần điều trị bằng các phương pháp như: phẫu thuật, thuốc, laser. |
Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn phân biệt được giãn mao mạch khác giãn tĩnh mạch. Để được tư vấn và điều trị đúng cách, quý khách hàng nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả trong điều trị. Hotline: 0961888656 - 0902858616 - 0942818616 để được Thẩm Mỹ Hoàng Tuấn giải đáp kịp thời.